Nhà sổ chung là gì? Đây là bất động sản có nhiều hơn 2 người không cùng quan hệ con cái hay vợ chồng đồng sở hữu, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ chung cho các chủ sở hữu. Cũng chính vì số chung là đồng sở hữu nên mọi giao dịch liên quan đến mảnh đất đó đều cần có sự chấp thuận của đôi bên. Để tìm hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm cũng như các vấn đề liên quan nhà sổ chung, hãy tham khảo bài viết sau đây.
Contents
1. Sổ chung là gì? Nhà sổ chung là gì?
Sổ chung hay còn gọi là Sổ hồng chung là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho 2 cá nhân trở lên không cùng mối quan hệ vợ chồng hay con cái cùng sở hữu một bất động sản.
Nhà sổ chung là bất động sản có hơn 2 người không cùng quan hệ con cái/vợ chồng đồng sở hữu. Do đó, mọi quyết định mua bán, sang nhượng, cho thuê,… bất động sản đó đều phải có sự chấp thuận từ các bên sở hữu.
Hiện nay, Sổ chung được cấp theo mẫu thống nhất trên toàn quốc theo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT. Số chung hay Sổ riêng cũng đều chung một mẫu, chỉ khác nội dung ghi trên Sổ.
Lý do tồn tại Sổ riêng và Sổ chung là bởi vì quy định tách thửa thửa đất, mỗi khu vực tỉnh thành có quy định một điều kiện hạn mức khác nhau (tối thiểu bao nhiêu m2, dài bao nhiêu, mặt tiền bao nhiêu,…) để sở hữu Sổ hồng; tuy nhiên, người dân có thể không đủ tiền để sở hữu trọn thửa nên nhiều người mua chung mảnh đất đó và hình thành việc sở hữu chung.
>>> Tham khảo thêm: Cách vay mua nhà trả góp thông minh cho người thu nhập thấp
2. Ưu và nhược điểm của nhà đất sổ chung
Việc mua đất sổ chung đều có ưu và nhược điểm của nó, hãy tìm hiểu trong nội dung sau đây.
Ưu điểm:
Ưu điểm lớn nhất của nhà sổ chung chính là giá thành rẻ, người có thu nhập thấp vẫn có thể mua cho mình nhà đất để an cư. Ngày nay, TP.HCM cùng các tỉnh lân cận quy định diện tích tối thiểu cho việc tách thửa từ 50m2-120m2 trong khi chiều rộng của đất bằng hoặc lớn hơn 4m. Nếu 2 chủ sở hữu liền kề không đáp ứng được diện tích trên thì không được cấp Sổ hồng riêng, họ có thể hợp thửa đứng tên chung.
Nhược điểm:
- Khác với nhà đất sổ riêng, chủ sở hữu của nhà đất sổ chung cần có sự chấp thuận của tất cả chủ sở hữu có tên trong sổ trong việc mua bán, chuyển nhượng, sửa chữa,… Đồng nghĩa với việc khi một trong các chủ sở hữu mất sở, không thích hàng xóm hay lý do khác thì những chủ sở hữu còn lại chỉ có thể tiếp tục sử dụng căn nhà và không có quyền tự quyết định các giao dịch mua bán, chuyển nhượng,…
- Hình thức ký hợp đồng ủy quyền toàn phần tại phòng công chứng sẽ có thể giải quyết được nhược điểm trên một phần nào. Tuy nhiên, luật Việt Nam có quy định người ủy quyền qua đời thì hợp đồng ủy quyền đó sẽ không còn giá trị. Do đó, bạn cần mua nhà sổ chung trực tiếp tại giai đoạn đầu và không mua chuyển nhượng lại để tránh rủi ro này.
- Hiện nay có nhiều chủ sở hữu Sổ chung mua bán qua hình thức viết tay, lập vi bằng, mua bán nhưng ủy quyền công chứng,… Nhưng đây là các hình thức bất hợp pháp, khi bạn vào ở sẽ phát sinh nhiều vấn đề, vòi vĩnh tiền bạc.
- Chủ sở hữu muốn sửa chữa cũng khó khăn do chung móng, xây dựng lỗi thời không chất lượng.
- Cuối cùng, câu hỏi mà nhiều chủ sở hữu quan tâm là “nhà sổ chung có vay ngân hàng được không?”. Hầu hết ngân hàng Việt Nam không chấp nhận việc vay vốn bằng sở hồng chung nên bạn không thể dùng Sổ chung để vay ngân hàng và các chứng minh thu nhập cá nhân, chi trả khoản vay cũng được thẩm định phức tạp hơn khi chủ sở hữu sử dụng sổ riêng.
3. Có nên mua nhà sổ chung hay không?
Mặc dù việc mua nhà sổ chung có nhiều bất cập nhưng đây chính là giải pháp phù hợp cho những ai có tài chính hạn hẹp. Do đó, tùy vào điều kiện tài chính của mỗi người mà quyết định có nên mua nhà sổ hồng chung hay không. Nếu bạn có kinh tế vững mạnh, tốt nhất bạn nên chọn mua căn hộ có sổ hồng riêng. Còn bạn chỉ có vốn đầu tư vừa phải, hãy nghĩ đến phương án mua nhà chung sổ hồng.
Khi bạn quyết định mua nhà sổ chung, hãy dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ khu đất đó có bị quy hoạch cho việc mở đường, công trình giáo dục,… hay không trước khi mua nhà sổ hồng chung. Nếu khu đất đó nằm trong kế hoạch quy hoạch, chủ đất sẽ không thể tách sổ ra bán được. Hãy hỏi những người xung quanh để nắm rõ tình trạng nhà ở để không mua phải căn nhà trong viện tranh chấp.
4. Mua nhà sổ chung có an toàn không?
Chủ sở hữu nhà đất sổ chung luôn quan tâm đến việc “mua đất sổ chung có công chứng được không?” nhằm đảm bảo an toàn cho tài sản của mình. Nhà và đất là 2 tài sản có giá trị cao nên khi thực hiện giao dịch buôn bán, chuyển nhượng cần tuân thủ quy định của Nhà nước bằng cách thực hiện các hợp đồng và công chứng minh bạch. Mọi hình thức không hợp pháp như: hợp đồng giấy tay, giấy ủy quyền,… Và tất nhiên là khi xảy ra tranh chấp giữa các đồng sở hữu, Tòa án sẽ tuyên bố vô hiệu và rủi ro sẽ thuộc về người mua 100%. Hoặc trong trường hợp không xảy ra tranh chấp, các quyền sử dụng khác cũng khó thực hiện.
Những người mua nhà thiếu kinh nghiệm rất dễ bị nhà môi giới qua mắt khi “hứa suông” rằng giấy tờ sẽ có vào tháng sau khi chủ sở hữu chồng tiên đầy đủ. bên cạnh đó, người bán có thể dùng sổ đỏ để xây dựng niềm tin của người mua nhưng việc tách thửa được hay không còn phụ thuộc vào diện tích sau khi tách thửa.
5. Mua đất sổ chung có tách sổ được không?
Khi mua nhà đất sổ chung, người mua đều có nhu cầu tách sổ riêng nhằm quyết định về tài sản của mình dễ dàng. Vậy mua nhà sổ chung có tách sổ được không? Theo quy định pháp luật hiện hành, chủ sở hữu đất sổ chung vẫn có thể tách Sổ ra làm hai hoặc hơn. Khi đó, bên tách Sổ sẽ có một quyển sổ riêng với diện tích tương ứng. Tuy nhiên, bạn cần phải tiến hành trình tự thủ tục theo đúng quy định pháp luật và quyển sổ hồng chung sau khi tách sẽ được ghi chú “Cùng sử dụng chung với ông/bà …”.
Thông qua những thông tin trên, chúng tôi hy vọng bạn đã có thể hiểu nhà sổ chung là gì và ưu nhược điểm của nhà sổ chung. Hy vọng những thông tin trên có thể giúp bạn chọn được cho mình một nhà sổ chung tốt nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng.