Đảo Hòn Dấu được xem là thiên đường của hạ giới khi khoác trên mình tấm áo mang vẻ đẹp của chốn bồng lai tiên cảnh, nơi được ví như là viên ngọc quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đồ Sơn. Hãy cùng travelhome.com.vn khám phá nét đẹp của viên ngọc này nhé. Đặc biệt, hòn đảo này rất thích hợp cho những bạn thích du ngoạn đó đây và tìm hiểu những nét đẹp mà tạo hóa đã ban tặng.

Hòn Dấu - Đồ Sơn
Vẻ đẹp Hòn Dấu – thiên đường nơi hạ giới.

Bao quanh đảo là những bãi đá mòn vẹt với những hình thù ngộ nghĩnh, kỳ bí, khiến bất kỳ ai đến đây cũng phải ngạc nhiên trước những kiệt tác mà thiên nhiên đã cố ý hay vô tình tạo nên như vậy.

Đặt chân đến Đảo Dấu, du khách như lạc vào không gian tĩnh lặng của thiên nhiên, được nghe tiếng lá kêu xào xạc, được thả hồn vào cảnh biển xanh với tiếng sóng nhẹ nhàng vỗ vào bờ đá. Đi khoảng 20m, vượt qua một đoạn đường nhỏ, các du khách sẽ được đặt chân đến trung tâm của đảo trên những con đường uốn lượn vui mắt. Đến biển nhưng du khách vẫn được trải nghiệm cảm giác lưu lạc đến những khu rừng khi hai bên đường được cây cối bao quanh và đan xen chằng chịt nhau.

Hòn Dấu - Đồ Sơn
Vẻ đẹp tự nhiên của Hòn Dấu.

Điểm đặt biệt đáng lưu ý khi đến với Đồ Sơn chính là không ngắt lá, bẻ cành cây trên đảo bởi đây là điều mà người dân trên đảo cho là linh thiêng và là hành động thể hiện sự tôn trọng vị thần đảo. Và cũng nhờ đó mà cây cối trên đảo luôn được xanh tốt quanh năm.

Cách 1km từ bến Nghiêng, du khách chỉ mất 10 phút đi thuyền máy để được đặt chân lên đảo Hòn Dấu xinh đẹp. Đến đây, du khách không chỉ bị mê hoặc bởi cảnh sắc thiên nhiên mà còn bị cuốn hút bởi những nét cổ xưa còn lưu lại đến giờ.

Đảo Hòn Dấu lặng yên, tĩnh mịch, lưu giữ được nét nguyên sơ và tự nhiên chứ không giống như sự ồn ào, tấp nập của phía bên kia bờ. Đồ Sơn được ví von như dáng hình của đầu rồng đang hướng mình về “viên ngọc” và viên ngọc ấy đang dần dần phát sáng, thu hút tất cả mọi vật xung quanh, kể cả con người đến với chúng.

Hòn Dấu - Đồ Sơn
Đèn Hòn Dấu – mắt ngọc của tổ quốc.

Theo truyền thuyết có kể lại rằng: Sau một trận đại thủy chiến chống giặc ngoại xâm đẫm máu, ngư dân đi câu đêm và đã vô tình bắt gặp một thi thể không đầu dần trôi dạt vào đảo Dấu. Dựa vào y phục mà nhận ra được lính của nhà Trần tử trận, nên ngư dân ở đây đã vớt lên chờ trời sáng để mai táng. Thế nhưng, khi mặt trời vừa mọc, nơi người lính nằm đã bị mối đùn lên tạo thành một nấm mồ. Chính vậy, dân chài bèn lập bàn nhang đèn để thờ phụng. Tương truyền lại ngồi đền này rất linh thiêng, người dân mỗi lần đi ngang qua đều phải hạ buồm tạt vào đảo để thắp hương làm lễ. Và trong một dịp kinh lý ra Bắc, thuyền rồng của vua Tự Đức không may gặp phải sóng to gió lớn, vua đã lên đền để khấn vái, bỗng dưng trời quang mây tạnh và trong xanh trở lại. Từ đó, vua Tự Đức đã phong ông làm Nam Hải thần vương.

Vì thế, cứ từ mùng 8 đến mùng 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, ngư dân khắp nơi cùng quy tụ về Đồ Sơn, tham gia lễ hội đảo Dấu để cầu xin Nam Hải thần vương ban phước, phù hộ cho một năm đi biển được yên bình và có nhiều tôm cá. Đền thờ của Nam Hải thần vương đặt sát bờ biển, có những tán đa cổ thụ che chở, tuy nhỏ bé và giản đơn nhưng sự thành kính thật to lớn khi nhang khói đều nghi ngút quanh năm.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *