Vẻ đẹp của hồ Tà Pạ An Giang “tuyệt tình cốc” bạn có biết? Nếu bạn đã đến An Giang thì không thể nào không ghé qua hồ Tà Pạ, nằm trên đồi Tà Pạ, gần núi Tô (một trong những Thất Sơn huyền bí của tỉnh An Giang), huyện Tri Tôn. Hồ được mệnh danh là “Tuyệt tình cốc” ở miền Tây bởi cảnh thiên nhiên hoang sơ, đậm chất núi rừng nhưng cũng không kém phần…lãng mạn. Hôm nay, Travel Home chia sẻ về cho bạn từ A – Z trong bài viết.
Contents
Vẻ đẹp của “Tuyệt tình cốc” của miền Tây
Hồ Tà Pạ là một điểm đến thu hút nhiều phượt thủ trên khắp mọi miền Việt Nam, đặc biệt với những ai đang sống ở miền Đông và miền Nam Trung Bộ. Sự kết hợp giữa hồ nước trong xanh và khung cảnh núi rừng hùng vĩ của núi Tô đã làm cho nhiều người đến đây phải “nức lòng”.
Vào những buổi sớm, hồ Tà Pạ ẩn mình vào những làn sương sớm tựa như bức tranh thủy đồ quyến rũ. Mặt hồ trong xanh, phẳng lặng kèm theo những âm thanh của núi rừng đã tạo nên sự hoang sơ, huyền bí nhưng cũng mang đến không gian thơ mộng. Trước khung cảnh mà thiên nhiên đã ban tặng như thế, cái tên Tuyệt tình cốc đã ra đời.
Đi đến hồ Tà Pạ An Giang bằng cách nào?
Từ Sài Gòn, bạn có thể di chuyển bằng xe khách hoặc xe máy. Nếu chọn xe khách, bạn nên đi Phương Trang hoặc Huệ Nghĩa, tuyến Sài Gòn – Châu Đốc, hoặc Sài Gòn – Long Xuyên. Giá khoảng 110 – 150k/người. Đến bến, bạn thuê xe máy hoặc taxi để đến địa điểm . Thời gian di chuyển khoảng 8h nên bạn chọn đi các tuyến xe đêm (trung bình 2h có một chuyến xe). Nếu xuất phát từ TP. Châu Đốc – hồ Tà Pạ khoảng 45km tầm 1 giờ 30 phút, trên đường đi bạn sẽ chứng kiến vô số cảnh đẹp của vùng “Thất Sơn An Giang” như: Núi Sam, mếu bà chứa Xứ, Tây An Cổ tự, núi CôTô, chùa Hang, núi Két, rừng tràm Trà Sư, núi Cấm,…
Nếu chọn xe máy làm phương tiện di chuyển chính, có rất nhiều tuyến đường đi nhưng mình sẽ chia sẻ bạn bạn chạy theo hướng tuyến đường mình đã từng phượt qua. Xuất phát từ Tp. Hồ Chí Minh trên đường đi bạn sẽ xuyên qua 6 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và cuối cùng là An Giang, đến TP. Long Xuyên bạn bạn chạy tầm 2 giờ sẽ đến hồ Tà Pạ.
Sự ra đời của hồ Tà Pạ: Bắt đầu từ kết thúc
Hồ Tà Pạ ban đầu chỉ là một nơi khai thác đá của một công ty. Qua năm tháng, nơi này đã không còn được tiếp tục khai thác và để lại một hố sâu khoảng 7m. Dần dần, những cơn mưa và những mạch nước ngầm chảy xuống đã tạo nên một hồ nước nằm lặng lẽ bên vách đá, bên xa xa là núi Tô hùng vĩ.
Hồ được bao bọc bởi những vách đá sừng sững. Từ trên nhìn xuống, bạn sẽ nhìn thấy một dải nước trong vắt, tự như có thể nhìn thấy đến tận đáy. Ở những chỗ có độ sâu lớn, mặt hồ sẽ có màu xanh thẫm, ở những chỗ cạn hơn sẽ có màu xanh nhạt và thậm chí, có nơi nước màu đen, màu cam sẫm hay màu vàng nhạt. Những màu xanh này đều do đá từ bên dưới tạo nên. Chính vì thế mà nhiều người đã không khỏi xuýt xoa khi chứng kiến cảnh hồ đẹp tựa như bức tranh thủy mặc ở mọi thời điểm như hồ Tà Pạ An Giang.
Hồ Tà Pạ – núi Tô: Sự kết hợp tuyệt vời
Nếu mục đích của bạn đến hồ Tà Pạ chỉ đến được ngắm sự hoang sơ, tĩnh lặng, cảnh thiên nhiên thơ mộng hay chỉ để có bức ảnh “sống ảo” để khoa bạn bè thì thật đáng tiếc nếu bạn không khám phá núi Tô, nằm cách hồ Tà Pạ chỉ 6,9 km. Đây là một trong những ngọn núi Thất Sơn huyền bí, có nhiều giai thoại và bạn có thể tắm suối tại đây vào mùa mưa.
Ngược lại, nếu bạn chỉ đi núi Tô mà không ghé qua hồ Tạ Pạ thì thật phí. Tại đây, bạn có thể chụp hàng trăm bức ảnh “sống ảo” tuyệt vời, không thua kém gì Tuyệt tình cốc ở Đà Lạt, Ninh Bình hay Hải Phòng.
Lưu ý khi ghé thăm “Tuyệt tình Cốc” hồ Tà Pạ An Giang
Để đảm bảo an toàn cho chuyến đi, bạn nên lưu ý một số điểm sau:
+ Không nên đi khi trời mưa do khả năng trơn trượt rất cao.
+ Không nên tắm dưới hồ: Do hồ sâu, nước lạnh nên khi xuống tắm, bạn rất dễ bị chuột rút, nhiễm lạnh hoặc va vào các mạch đá ngầm bên dưới.
+ Thoa kem chống muỗi khi đi hồ và núi Cô Tô.
Trên đây là review của mình về hồ Tà Pạ An Giang. Nếu bạn cảm thấy thích thú và muốn khám phá ngay vẻ đẹp của “Tuyệt tình Cốc” miền Tây, đừng chần chừ nữa, hãy xách ba lô lên và đi ngay thôi nào!