Cung điện Changgyeong nằm ở trung tâm thủ đô Seoul, nó được xây dựng lần đầu tiên bởi vua Sejong (1418-1450), vị vua thứ tư ở triều đại Joseon để cha mình là vua Tajong tiện hơn trong việc nghỉ ngơi, nhưng sau này nó đã trở thành hậu cung danh cho hoàng hậu và cung phi. Trong suốt khoảng thời gian vua Sejong cai trị (1469-1494), cung điện đã được tu chỉnh nhiều lần và đổi tên thành Changgyeong. Từ khi phát xít Nhật vào chiếm đóng, Changgyeong lại trở thành công viên dành cho động thực vật và bị di dời vào năm 1983. Mãi đến vài năm sau đó, cung điện Changgyeong được phục hồi lại tên cũ của mình.


Vào thời Joseon, hầu hết các cung điện đều được thiết kế một chiếc cầu cong cong bắc ngang qua cái ao nhỏ. Và cung điện Changgyeong cũng thế, qua lối mòn vào cung, đi qua cổng Honghwa, du khách sẽ bắt gặp chiếc cầu cong cong này mang tên Okcheon. Tiếp tục đi vào bên trong, qua cổng Myeongjeong – chiếc cổng lâu đời nhất tồn tại từ thời Joseon đến nay chính là thư phòng của đức vua, điều đặc biệt ở đây là mọi cánh cửa đều phải hướng về phía Nam theo đúng như tư tưởng Nho giáo. Ngoài sân có sự hiện diện của các tảng đá được khắc tên các sắc quan trong triều thời ấy. Sau cổng Myeongjeong, ở góc trên bên trái, các du khách sẽ bắt gặp tòa nhà mang tên Sungmundangđược xây dựng dựa trên độ dốc của núi, và cũng chính nhờ vào quy luật này đã làm ra sự cao thấp của các mái nhà, tạo nên nét đặc biệt của kiến trúc nơi đây.

Còn tòa nhà lớn nhất trong Cung điện Changgyeong là Tongmyeongjeon được xây dựng dành riêng cho Hoàng hậu. Đến đây, các du khách có thể dễ dàng nhận ra những chi tiết tinh tế trong nét kiến trúc của tòa nhà này. Rời khỏi Tongmyeongjeon sẽ bắt gặp Jagyeongjeon sau khi băng qua những mỏm đá trắng. Nhìn theo hướng Đông Nam của Jagyeongjeon là Punggidae – một công cụ dùng để đo lường. Nó đơn giản chỉ là một cái cột dài có buộc một mảnh vải, dùng để kiểm tra vận tốc và cấp gió. Tiếp tục rảo bước theo hướng Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc của hồ Chundangji, tiền thân của nửa hồ này chính là ruộng lúa được chính tay vua cày cấy.

Nhưng từ khi Nhật vào chiếm đóng, ruộng lúa này đã bị nhổ đi để thay vào đó là những chiếc tàu nhỏ được trang trí nổi bồng bềnh trên nước. Và cho đến ngày nay, hồ Chundangji này được dùng để trồng các loài cây sống trong nước.